-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Quy trình lắp đặt trạm cân ô tô - cân xe tải chi tiết
Đăng bởi Gobranding vào lúc 20/03/2024
Hiện nay, khi ngành công nghiệp và logistics ngày càng phát triển thì việc đo lường tải trọng của phương tiện vận chuyển là rất quan trọng để đảm bảo hiệu suất và độ chính xác của hệ thống cân. Để giúp khách hàng có được độ chính xác và tin cậy trong quá trình cân, Cân điện tử Trí Việt xin trình bày quy trình lắp đặt trạm cân xe tải, xe ô tô chi tiết trong bài viết này. Hy vọng rằng thông qua hướng dẫn này, quý khách hàng sẽ có cái nhìn rõ ràng và thực hiện quy trình lắp đặt đúng chuẩn và hiệu quả nhất.
Lắp đặt trạm cân xe tải phục vụ ngành công nghiệp
Trạm cân điện tử xe ô tô, xe tải là gì?
Trạm cân điện tử xe ô tô, xe tải là điểm lắp đặt trạm cân xe tải điện tử để cân đo lường xe ô tô, xe tải và các phương tiện đường bộ. Trạm cân có bàn cân lớn và chắc chắn, được trang bị hệ thống cân điện tử cảm biến chính xác để đo lường trọng lượng của phương tiện và gửi dữ liệu đến hệ thống cân điện tử để xử lý và hiển thị trọng lượng trên màn hình.
Các ngành công nghiệp lắp đặt trạm cân xe tải, xe ô tô bao gồm vận tải, logistics, xây dựng, nông nghiệp và nhiều lĩnh vực khác. Chúng đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật về trọng tải, an toàn giao thông và thuế trọng lượng.
Lắp đặt trạm cân xe tải di động trên đường
Các bộ phận khi lắp đặt trạm cân xe tải, xe ô tô tiêu chuẩn là gì?
- Bàn cân là bộ phận chính khi lắp đặt trạm cân xe tải, nơi phương tiện được đặt lên để cân. Bàn cân thường có khung chắc chắn và bề mặt cân phẳng để đảm bảo độ chính xác trong quá trình cân.
- Cảm biến tải được gắn trên bàn cân chuyển đổi lực tác động từ phương tiện thành tín hiệu điện để đưa vào hệ thống cân điện tử và đo lường trọng tải.
- Hệ thống cân điện tử bao gồm bộ xử lý, mạch điện tử và phần mềm tính toán. Chúng nhận tín hiệu từ cảm biến tải và thực hiện quá trình xử lý dữ liệu để tính toán trọng lượng của phương tiện.
- Màn hình điện tử dưới dạng con số hoặc đồng hồ số hiển thị kết quả trọng lượng của phương tiện.
- Máy in là thiết bị quan trọng trong hệ thống cân điện tử, được kết nối trực tiếp với máy tính, phần mềm cân điện tử thông qua cổng giao tiếp song song hoặc USB để in các chứng từ liên quan.
Các bộ phận chính khi lắp đặt trạm cân xe tải
Quy trình lắp đặt trạm cân xe tải, xe ô tô tiêu chuẩn
Bước 1: Xây dựng móng cân
Xây dựng móng cân là bước đầu tiên và quan trọng nhất khi lắp đặt trạm cân xe tải. Móng cân phải được xây dựng vững chắc để giảm thiểu số lần sửa chữa cân điện tử sau này.
Việc xây dựng móng cân đòi hỏi chi phí lớn và phụ thuộc vào vị trí và địa điểm cụ thể cho cân. Nên bạn cần xem xét khả năng sụt lở đất và cần có cọc bê tông để làm cho móng cân cố định và chắc chắn hơn. Chúng ta có hai phương án để xây dựng móng cân, đó là sử dụng cọc tre hoặc cọc bê tông để tạo nền móng chắc chắn.
Mặt móng cân được đổ bê tông chắc chắn, có độ nghiêng nhất định để đảm bảo thoát nước (đối với cân nổi). Nếu đó là loại cân chìm, hệ thống bơm và thoát nước sẽ được thiết kế để đảm bảo rằng cân không bị ngập nước.
Lắp đặt móng cân
Bước 2: Lắp đặt bàn cân
Sau khi móng cân đã chắc chắn, tiến hành lắp đặt khung bàn cân theo yêu cầu. Khung bàn cân thường có dạng hình chữ U hoặc I để đảm bảo độ vững chắc, mặt bàn được cân đồng nhất. Bạn nên sử dụng cẩu để nâng từng bộ phận khung lên vị trí đã chuẩn bị trên móng cân.
Dùng đế đỡ kê khung bàn cân cao 30-40cm so với mặt đất để thuận tiện việc cân chỉnh loadcell. Kiểm tra độ chắc chắn của từng đoạn, gắn kết các khớp nối bằng vít, định vị bằng chốt giữ khoảng cách từ 0.5 đến 1cm so với móng rồi đóng chốt cố định. Lắp dây tín hiệu, cáp nguồn qua lỗ khoan sẵn trên khung bàn cân. Hoàn thiện bảo vệ cạnh, mặt khung sau khi hoàn tất lắp ráp.
Lắp đặt bàn cân
Bước 3: Lắp đặt loadcell
Sau khi gắn loadcell lên khung bàn cân, đặt chén loadcell vào chính tâm của mỗi loadcell để đảm bảo đồng trục. Sau đó, bạn sử dụng kích thủy lực để điều chỉnh độ cao của các góc và đưa chúng về cùng một mức cao.
Sau đó, bạn kiểm tra tín hiệu điện cho từng loadcell tại hộp nối và điều chỉnh tải lên để căn chỉnh tín hiệu điện đầu ra của mỗi loadcell. Nếu cần thiết, kiểm tra lại phần cơ khí và sử dụng bản mã để điều chỉnh độ cao của các điểm đặt loadcell. Khi tín hiệu điện ổn định và đồng nhất, tiến hành thử nghiệm tải trọng.
Lắp đặt loadcell
Bước 4: Lắp đặt hệ thống điện
Tiến hành đi dây tín hiệu và đấu nối các đầu dây vào hộp nối. Quá trình này đảm bảo tính mỹ quan và tránh tác động từ môi trường bên ngoài gây hư hại hay ảnh hưởng đến tín hiệu của trạm cân.
Sau khi hoàn thành lắp đặt hệ thống điện, ta kiểm tra tín hiệu của cảm biến lực. Đầu tiên, kiểm tra tín hiệu điện đầu vào của mỗi loadcell bằng cách đo điện áp trên hai dây tín hiệu màu đỏ và đen, với điện áp khoảng 5 volt là chuẩn. Sau đó, bạn kiểm tra tín hiệu đầu ra của mỗi thiết bị cảm biến bằng cách kiểm tra hai dây tín hiệu màu xanh out + và màu trắng out -.
Qua các bước kiểm tra này, ta đảm bảo rằng hệ thống tín hiệu của trạm cân hoạt động chính xác.
Lắp đặt hệ thống điện
Bước 5: Chỉnh góc hệ thống trạm cân xe tải
Kiểm tra liên kết giữa các bộ phận cấu thành bàn cân thông qua khớp nối bằng cách đặt tải lớn lên từng khu vực khớp nối. Tạo lực rung động mạnh lên khớp nối bằng cách điều khiển xe tăng tốc rồi đột ngột phanh gấp tại khu vực đó. Lặp lại kiểm tra góc độ nhiều lần để đảm bảo các khớp nối được lắp ráp chắc chắn, không bị rơ khi có rung động mạnh.
Kiểm tra sự phân bổ đều tải trên bàn cân bằng cách di chuyển xe đến các vị trí khác nhau. Bạn tiếp tục cân chỉnh góc độ bàn cân, điều chỉnh sai số của hệ thống bảng điều khiển nếu phát hiện lệch khối lượng, đảm bảo tính chính xác của trạm cân khi xe đậu bất kỳ vị trí nào.
Bước 6: Kiểm định trạm cân theo tiêu chuẩn đo lường Việt Nam
Khi tiến hành kiểm định trạm cân ô tô cần tuân theo một số điều kiện tiêu chuẩn đo lường tải trọng Việt Nam như:
- Tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực kiểm định phương tiện đo gồm: Luật Đo lường, Nghị định 105/2017/NĐ-CP, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 13:2019/BLĐTBXH.
- Sử dụng các thiết bị kiểm định chuyên dụng như máy cân chuẩn, bộ chuyển đổi tín hiệu... được kiểm định định kỳ để đảm bảo độ chính xác.
- Kiểm tra đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả như hệ thống điện, môi trường, nhiệt độ...
- Lập phiếu kiểm định, ghi chép chi tiết quá trình kiểm tra, kết quả.
- Cấp giấy chứng nhận kiểm định đối với trạm cân đạt yêu cầu.
Chấp hành nghiêm quy trình trên là điều kiện bảo đảm kết quả kiểm định chính xác và đáng tin cậy.
Quy trình lắp đặt trạm cân xe tải, xe tô tiêu chuẩn
Trong ngành công nghiệp vận tải và logistics, lắp đặt trạm cân xe tải, xe ô tô đóng vai trò quan trọng để đo lường chính xác tải trọng của các xe vận chuyển hàng hóa.
Với nhu cầu sử dụng ngày càng tăng và yêu cầu sự đo lường chính xác, Cân điện tử Trí Việt tự hào cung cấp các dòng bàn cân xe tải chất lượng cao với nhiều thương hiệu uy tín. Liên hệ qua hotline 0767333444 - 0938273719 để nhận được tư vấn kèm ưu đãi tốt nhất.