Hướng dẫn vận hành trạm cân ô tô điện tử chi tiết

Đăng bởi null Gobranding vào lúc 19/03/2024

Trạm cân điện tử ô tô có xu hướng gia tăng tại các khu công nghiệp, nhà máy sản xuất và trên các tuyến đường chính nhờ áp dụng công nghệ thông minh có thể tự động thu thập và xử lý dữ liệu cân xe nhanh chóng, chính xác cao trong việc cân trọng lượng phương tiện. Đồng thời, sản phẩm này tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về tải trọng giao thông, góp phần bảo vệ hạ tầng đường bộ và tối đa khả năng vận chuyển hàng hóa. Trong bài viết này, Cân Điện Tử Trí Việt sẽ hướng dẫn chi tiết từng thao tác cần thực hiện khi sử dụng trạm cân điện tử.

Trạm cân điện tử ô tô

Trạm cân điện tử ô tô là gì?

Trạm cân ô tô điện tử là hệ thống sử dụng công nghệ đo lường điện tử nhằm xác định chính xác trọng lượng các phương tiện giao thông. Nó bao gồm bề mặt cân cố định và cảm biến tải trọng gắn dưới mặt cân. Khi xe ô tô di chuyển qua, cảm biến sẽ chuyển áp lực tác động thành tín hiệu điện đầu vào cho hệ thống điều khiển để tính toán và hiển thị kết quả cân trực tiếp.
Ưu điểm của trạm cân này là có thể đo nhanh, chính xác, đồng thời lưu trữ và quản lý dữ liệu trọng lượng phương tiện theo thời gian thực, giúp kiểm soát chặt chẽ trọng lượng vận chuyển, đảm bảo an toàn giao thông cũng như tuân thủ quy định pháp luật.

Cân điện tử ô tô

Hướng dẫn vận hành trạm cân điện tử chi tiết

Bước 1: Chuẩn bị trước khi vận hành

  • Kiểm tra việc lắp đặt và kết nối các thiết bị đúng cách bao gồm kiểm tra kết nối dây điện, dây cáp từ trạm cân với máy tính và thiết bị đo lường xem có đúng cổng, đúng cấu hình, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật hay không.
  • Kiểm tra tất cả các phần cơ khí và thiết bị điện như cảm biến, mặt cân, máy tính... có hoạt động bình thường hay không.
  • Kiểm tra phần mềm quản lý đã được cài đặt và cấu hình đúng các tham số theo yêu cầu như đơn vị đo, giới hạn trọng lượng cho phép... trên hệ thống máy tính.
  • Kiểm tra xem các thiết lập cân như đơn vị, giới hạn trọng lượng và các thông số khác đã được đặt đúng theo yêu cầu công việc chưa.
  • Kiểm tra lại toàn bộ hệ thống trước khi vận hành để đảm bảo an toàn, chính xác.

Bước 2: Khởi động hệ thống

Bật nguồn cung cấp điện cho trạm cân bao gồm điện cho các thiết bị đo lường, máy tính, hệ thống đèn báo... nhằm đảm bảo nguồn điện ổn định. Khởi động nguồn máy tính và đảm bảo mạng kết nối giữa máy tính và thiết bị đo lường hoạt động bình thường.
Truy cập vào phần mềm quản lý trạm cân đã cài đặt trên máy tính, nhập mật khẩu nếu có. Lúc này giao diện phần mềm sẵn sàng để thực hiện các chức năng cân, lưu trữ và quản lý dữ liệu. Kiểm tra kết nối giữa phần mềm và trạm cân. Xác định rằng trạm cân đã sẵn sàng vận hành.

Bước 3: Thiết lập thông số cân

Tìm kiếm và truy cập vào phần cài đặt hoặc thiết lập trên giao diện phần mềm. Trên giao diện cài đặt, tìm và nhập các thông số cần thiết như đơn vị cân (kg, tấn, pound... tuỳ loại trạm cân), giới hạn tải trọng cho phép, các loại phương tiện và các thông số khác tùy theo yêu cầu công việc. Sau khi nhập và xác định đầy đủ các thông số cần thiết, lưu lại các thay đổi và xác nhận việc cấu hình để hoàn tất quá trình chuẩn bị trước khi đưa phương tiện lên cân.

Bước 4. Đưa phương tiện lên cân

Trước khi tiến hành cân, người vận hành cần hướng dẫn tài xế điều khiển phương tiện vào vị trí cân trên bề mặt cân của trạm. Kiểm tra để đảm bảo tất cả các bánh xe, trục xe đều được đặt hoàn toàn trên các vị trí cân tải. Không di chuyển phương tiện trong quá trình cân để trọng lượng được phân bổ chính xác cho các bộ phận cảm biến của trạm. Sau khi phương tiện đứng yên đúng vị trí, người vận hành mới tiến hành cân và ghi nhận kết quả.

Bước 5. Thực hiện quá trình cân

Trên đầu cân hoặc bộ hiển thị điều khiển, chọn chế độ cân phù hợp ( ví dụ: cân tải trọng toàn bộ, từng trục...). Nhập thông tin liên quan như biển số xe, tên tài xế, loại hàng hóa... 
Nhấn nút "Bắt đầu cân" để khởi động quá trình đo lường, hệ thống bắt đầu đọc dữ liệu từ cảm biến, tính toán trọng lượng. Khi hoàn tất, kết quả cân sẽ hiển thị trên màn hình bao gồm trọng lượng tổng xe hoặc từng trục, thông báo vượt quá giới hạn cho phép nếu có. Lưu lại và in hoá đơn nếu cần.

Bước 6. Xử lý kết quả cân

Sau khi hoàn tất quá trình cân, người vận hành tiến hành kiểm tra kết quả đo và xử lý. So sánh kết quả hiển thị trên màn hình của trạm với yêu cầu cân để đảm bảo tính chính xác. Nếu chênh lệch hoặc không đạt yêu cầu, kiểm tra lại vị trí đỗ xe và trọng lực được phân bổ đồng đều trên các cảm biến. Trong trường hợp phát hiện lỗi của xe hoặc trạm thì cần điều chỉnh tải trọng nếu vượt quy định và sửa chữa theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Tiến hành cân lại thêm lần nữa.

Bước 7. In và lưu trữ kết quả cân

Sau khi hoàn tất cân và kiểm tra kết quả, người vận hành tiến hành nhấn nút "In" trên đầu cân để in phiếu, phiếu cân sẽ chứa đầy đủ thông tin về trọng lượng, thời gian cân, thông tin xe, tài xế... và các thông tin liên quan khác. Đồng thời, hệ thống sẽ tự động lưu trữ các kết quả cân vào cơ sở dữ liệu trong máy tính. Dữ liệu lưu trữ có thể sử dụng để tạo báo cáo theo ngày, tuần, tháng để thuận tiện kiểm tra lại kết quả sau này, làm bằng chứng pháp lý khi cần. Hoàn tất tất cả quá trình cân, ra hiệu hướng dẫn phương tiện rời khỏi khu vực cân.

Bước 8. Kết thúc vận hành

Sau khi hoàn thành quá trình cân, đóng phần mềm quản lý cân trên máy tính và tắt nguồn máy tính nếu không còn sử dụng, tránh lãng phí điện năng, đảm bảo an toàn thiết bị khi vắng người trông coi.
Dọn dẹp, lau chùi sạch sẽ mặt cân và khu vực xung quanh trạm cân. Kiểm tra các bộ phận đo lường, máy tính và lắp ghép của trạm, thực hiện các bảo dưỡng cần thiết. Đặt trạm cân vào tình trạng sẵn sàng để sử dụng tiếp khi cần.
Lưu ý: Các bước chi tiết có thể khác nhau tùy thuộc vào từng loại trạm cân điện tử và phần mềm quản lý được sử dụng. Để đảm bảo sự chính xác và chi tiết, bạn nên tham khảo tài liệu hướng dẫn từ nhà sản xuất hoặc tìm sự hỗ trợ từ nhân viên kỹ thuật có kinh nghiệm trong lĩnh vực trạm cân điện tử.

Vận hành trạm cân điện tử

>>>Xem thêm: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của trạm cân xe tải điện tử

Một số lưu ý khi vận hành trạm cân điện tử ô tô

  1. Tuân thủ đầy đủ các quy trình và quyền hạn pháp lý về hoạt động và kiểm định trạm cân theo quy định của cơ quan chính phủ hoặc tổ chức liên quan khi vận hành trạm cân điện tử ô tô.
  2. Kiểm tra định kỳ và bảo dưỡng các thành phần cơ khí, cảm biến, hệ thống điện tử để đảm bảo chất lượng, độ chính xác của trạm.
  3. Nắm rõ giới hạn tải trọng tối đa hoạt động của trạm cân điện tử để đưa phương tiện phù hợp vào cân.
  4. Trước khi cân, đảm bảo xe dừng đỗ thẳng hướng, tay phanh bật trước khi cân.
  5. Lựa chọn vị trí cân thoáng mát, không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các yếu tố môi trường.
  6. Ghi chép và lưu trữ kết quả cân đầy đủ, bảo mật để phục vụ mục đích kiểm tra và báo cáo sau này.
  7. Đào tạo nghiệp vụ cho đội ngũ vận hành.
  8. Kiểm tra hiệu chuẩn định kỳ bởi chuyên gia hoặc tổ chức có chuyên môn trong lĩnh vực.

Lưu ý khi vận hành trạm cân điện tử

Trên đây là hướng dẫn chi tiết về cách vận hành trạm cân điện tử ô tô. Quá trình cân ô tô điện tử đòi hỏi sự cẩn thận, chính xác và tuân thủ các quy định để đảm bảo kết quả cân chính xác và đáng tin cậy. Bằng cách làm theo các bước được trình bày, bạn có thể thực hiện quá trình cân một cách hiệu quả và đạt được kết quả mong muốn.
Công ty TNHH Cân điện tử Trí Việt cung cấp dòng cân ô tô, xe tải chất lượng cao và thương hiệu uy tín phục vụ cho các trạm cân điện tử. Liên hệ qua hotline 0767333444 - 0938273719 để được nhận tư vấn kèm chương trình ưu đãi tốt nhất.

>>>Khám phá ngay: 

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
Bản đồ CÂN ĐIỆN TỬ TRÍ VIỆT Bản đồ Facebook CÂN ĐIỆN TỬ TRÍ VIỆT Facebook Youtube CÂN ĐIỆN TỬ TRÍ VIỆT Youtube Zalo CÂN ĐIỆN TỬ TRÍ VIỆT Zalo hotline Gọi ngay