-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Quy định về cân tải trọng xe và lắp đặt trạm cân ô tô
Đăng bởi Nguyễn Tấn Lưu vào lúc 30/01/2024
Luật cân tải trọng xe là bộ quy định về trọng lượng tối đa cho phép của xe và hàng hóa trên đường, nhằm đảm bảo an toàn giao thông và bảo vệ cơ sở hạ tầng đường bộ. Điều này thường liên quan đến việc sử dụng trạm cân ô tô để kiểm tra trọng lượng hàng hoá. Cùng Cân Điện Tử Trí Việt tìm hiểu những thông tin liên quan đến luật cân tải trọng xe và cách lắp đặt trạm cân ô tô hiện nay.
Tổng quan về luật cân tải trọng xe
Luật cân tải trọng xe, còn được gọi là quy định về cân trọng lượng xe. Đây là các quy định, chuẩn mực hoặc các quy tắc mà ngành giao thông đặt ra để kiểm soát và quản lý trọng lượng hàng hóa mà một phương tiện vận chuyển có thể chở.
Tổng quan về luật cân tải trọng xe
Theo quy định từ Bộ Giao Thông Vận Tải, tất cả xe tải chuyên chở hàng hóa phải tuân thủ đúng những yêu cầu về mức tải trọng xe. Cũng theo quy định này, khối lượng hàng hoá được vận chuyển không được vượt quá 10% tổng tải trọng đối với xe dưới 5 tấn và là 5% đối với xe trên 5 tấn.
Ngoài ra, luật cân xe tải cũng quy định rằng giấy phép lưu hành xe quá tải chỉ được cấp trong trường hợp:
- Không có phương án vận chuyển.
- Không thể sử dụng bất kỳ phương tiện giao thông nào khác.
Luật cân tải trọng xe đã tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý, kiểm soát và định lượng trọng lượng hàng hoá. Quy định này giúp xác định giới hạn cụ thể về tải trọng cho phép, từ đó giúp tài xế vận chuyển hàng hóa một cách an toàn và tuân thủ quy định khi tham gia giao thông trên đường bộ.
Tìm hiểu về tải trọng xe
Theo Điều 3, Thông tư 31/2019/TT-BGTVT, khoản 9 quy định rằng tải trọng được xác định là khối lượng hàng hóa cho phép vận chuyển, dựa trên Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông đường bộ. Tức là tổng khối lượng thực tế của hàng hóa mà ô tô phải vận chuyển, không tính khối lượng của xe và người trong xe.
Bên cạnh đó, theo khoản 1 của Điều 3 trong Thông tư 462015/TT-BGTVT, cũng quy định tổng trọng lượng của xe bao gồm trọng lượng bản thân của xe cộng với trọng lượng của người, hành lý và hàng hóa được xếp trên xe (nếu có).
Quy định về kiểm tra tải trọng xe
Căn cứ Điều 9 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT đề xuất việc kiểm tra tải trọng xe theo các tiêu chuẩn sau đây:
- Đối với xe quá tải trọng: Đây áp dụng cho các phương tiện giao thông có tổng trọng lượng hoặc tải trọng trục vượt quá trọng lượng khai thác của đường bộ.
- Đối với xe quá khổ giới hạn: Điều này áp dụng cho các phương tiện có kích thước bao ngoài vượt quá mức cho phép khi tham gia giao thông trên đường bộ, bao gồm chiều dài, chiều rộng, và chiều cao.
- Đối với xe máy chuyên dùng: Xe sẽ bị coi là quá tải trọng nếu tổng trọng lượng, tải trọng trục hoặc kích thước vượt quá giới hạn quy định khi tham gia giao thông đường bộ.
Kiểm tra tải trọng xe và số người ngồi Theo Quy Định
Theo khoản 11 Điều 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP, có quy định về tải trọng được phép chở của xe ô tô, bao gồm số người và khối lượng hàng hóa tối đa, nhưng phải tuân thủ tải trọng thiết kế của phương tiện khi tham gia giao thông đường bộ. Do đó, kiểm tra tải trọng xe là kiểm tra trọng lượng tối đa mà xe tải đang chở, bao gồm cả hàng hóa và người trên xe, để đảm bảo tuân thủ quy định.
Cách lắp đặt trạm cân ô tô
Cấu tạo trạm cân điện tử xe ô tô bao gồm 3 phần chính: hố móng cân, sàn cân (hay còn gọi là cầu cân), và các thiết bị cân. Bên cạnh đó, còn có các thiết bị ngoại vi như máy tính, máy in, màn hình hiển thị phụ, phần mềm quản lý cân, hệ thống camera quản lý, hệ thống chống sét lan truyền và nhận diện biển số xe.
Trạm cân ô tô cấu tạo 3 thành phần chính
Hố móng cho cân ô tô
Đây là phần quan trọng trong một trạm cân điện tử. Hố móng cần được xây dựng vững chắc, theo kích thước thiết kế đúng đắn để đảm bảo khả năng chịu tải và thoát nước hiệu quả.
Có hai loại hố móng cân ô tô phổ biến: kiểu chìm (Pit) và kiểu nổi (Pitless), mỗi loại có ưu nhược điểm riêng.
Hai loại hố móng cân ô tô phổ biến
Cân ô tô kiểu nổi
- Ưu điểm: Nằm trên mặt đất, thuận tiện cho việc bảo trì và vệ sinh, chi phí xây dựng móng thấp.
- Nhược điểm: đồi hỏi diện tích lớn làm đường dẫn lên xuống.
Cân ô tô kiểu chìm
- Ưu điểm: Nằm hoàn toàn dưới đất, không chiếm nhiều diện tích, thuận tiện cho xe ra vào.
- Nhược điểm: Chi phí xây dựng lớn hơn, đòi hỏi vệ sinh thường xuyên và hệ thống thoát nước phòng tránh ngập nước.
Khung bàn cân, cầu cân
Cầu cân (weighbridge) đóng vai trò quan trọng góp phần tạo nên kết cấu cơ khí của cân ô tô.. Cần lựa chọn loại cầu cân phù hợp với nhu cầu sử dụng, có kích thước và khả năng chịu tải phù hợp để đảm bảo hoạt động chính xác và tuổi thọ cao. Cầu cân thường được làm từ thép hoặc bê tông cốt thép, mỗi loại có ưu nhược điểm riêng. Trên thị trường, có các loại khung bàn cân ô tô khác nhau như:
- Loại kết cấu từ tôn dập chữ U hoặc chữ C: Loại này thường có giá bán rẻ hơn do sử dụng ít sắt thép và giá tôn thấp hơn chữ I đúc.
- Loại kết cấu từ thép chữ I đúc nhập khẩu: Loại này có độ bền cao, giảm rủi ro hư hỏng và tuổi thọ thiết bị sau thời gian sử dụng.
- Loại kết cấu bê tông cốt thép: Cứng vững và bền bỉ, phù hợp với môi trường làm việc có hóa chất ăn mòn, có chi phí đầu tư thấp hơn so với cầu cân thép. Tuy nhiên, việc lắp đặt và di chuyển hoặc nâng cấp có thể không thuận tiện như các loại khác.
>>>Xem ngay: Bảng giá cân ô tô - Trạm cân xe tải điện tử các loại
Thiết bị điện tử của hệ thống cân ô tô
Cảm biến lực (loadcell) là trái tim của hệ thống cân điện tử, quyết định độ chính xác và hoạt động của cân. Có hai loại loadcell: analog và kỹ thuật số, với loadcell kỹ thuật số có nhiều ưu điểm hơn và giá thành cao hơn. Đầu hiển thị cân điện tử (Indicator) và hộp cộng tín hiệu (Junction box) cũng là các thành phần quan trọng của hệ thống cân.
Thiết bị điện tử của hệ thống cân ô tô
>>>Khám phá ngay: Quy định về luật cân tải trọng xe và lắp đặt trạm cân ô tô
Quy định về phiếu cân tải trọng xe | Các mẫu phiếu cân điện tử
Các yếu tố quyết định chất lượng của một trạm cân điện tử
Ngoài việc chọn lựa các phần cấu thành cơ bản như hố móng, bàn cân, cầu cân và thiết bị cân, thì việc đồng bộ hóa thiết bị, công tác lắp đặt chuyên nghiệp và tính pháp lý cũng là yếu tố cần quan tâm.
- Sự đồng bộ về thiết bị: Việc sử dụng thiết bị cân điện tử đồng bộ, đạt tiêu chuẩn quốc tế và có tín hiệu kết nối chính xác là điều cần thiết để đảm bảo hoạt động ổn định và an toàn của hệ thống cân ô tô.
- Công tác thi công lắp đặt: Việc lắp đặt chuyên nghiệp và chính sách sau bán hàng của nhà cung cấp đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động hiệu quả và bền bỉ của hệ thống.
- Tính pháp lý: Theo quy định của Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam, việc kiểm định và cấp giấy chứng nhận kiểm định là bắt buộc đối với mọi trạm cân điện tử hoạt động kinh doanh, đảm bảo tính pháp lý và tuân thủ quy định của pháp luật về đo lường.
Luật cân tải trọng xe và lắp đặt trạm cân ô tô không chỉ giúp kiểm soát trọng lượng hàng hóa mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và kiểm soát trong giao thông. Tuân thủ các quy định này không chỉ là trách nhiệm mà còn đảm bảo an toàn và tiết kiệm, thúc đẩy hiệu quả kinh doanh trong ngành logistics và vận tải.
Hãy theo dõi Cân Điện Tử Trí Việt Việt để được cung cấp các thông tin mới có liên quan. Ngoài ra, chúng tôi chuyên tư vấn, lắp đặt các hệ thống cân xe tải đa dạng với nhiều công suất từ nhỏ đến lớn, đảm bảo độ chính xác và ổn định.
>>>Khám phá ngay: Hướng dẫn vận hành trạm cân ô tô điện tử chi tiết